Khi nào nên sử dụng Google Adwords và Facebook Ads ?

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

SEM thinhkakashi

Có thể hiểu quảng cáo Google Adwords là việc vận dụng các tài nguyên của Google vào quá trình quảng cáo để tiếp thị sản phẩm của bạn đang sản xuất hoặc thương mại đến với người dùng đang tìm kiếm sản phẩm đó hoặc các sản phẩm tương tự. Hơn thế nữa, quảng cáo nói chung và quảng cáo Google nói riêng còn giúp gợi mở nhu cầu tiềm năng bên trong của người tiêu dùng mà bản thân hiện tại họ chưa phát hiện ra.

Nếu bạn là người mới biết đến quảng cáo Digital hay đang có ý định sử dụng quảng cáo Digital để quảng bá cho sản phẩm hoặc thương hiệu của mình. Hiện nay có rất nhiều kênh quảng cáo thông qua các nền tảng do những nhà xây dựng cộng đồng mạng dựng lên; bên cạnh Google Adwords và Facebook Ads đã được hình thành từ lâu. Hiện nay còn có quảng cáo trên skype, Cốc Cốc, Zalo, SMS .v.v..Chưa kể đến các kênh truyền thông truyền thống như báo chí, poster, banner, leaf-let....

Tuy nhiên 2 kênh quảng cáo Digital mạnh nhất vẫn là Google và Facebook Ads. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về kênh quảng cáo trên Google Adwords:

Google Adwords cơ bản có 3 sản phẩm chính là quảng cáo dạng tìm kiếm (SEM), quảng cáo hiển thị (Google Display Network - GDN) và quảng cáo ứng dụng (App).

Quảng cáo tìm kiếm (Search Networds) dựa trên cơ sở nhu cầu trực tiếp mà người dùng đang tìm kiếm thông qua những từ khoá (keywords) mà họ nhập trên thanh công cụ tìm kiếm của Google và các mạng liên kết của Google.
Quảng cáo mạng hiển thị (GDN) thì lại vừa có cơ chế hoạt động như quảng cáo trên Facebook, nghĩa là hình ảnh + nội dung quảng cáo được truyền tải đến người dùng thông qua sở thích (interest) và các yếu tố nhân khẩu học (customer demographic) mà người làm quảng cáo nghĩ rằng đây chính là đối tượng người dùng tiềm năng cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đang cung cấp. Đồng thời quảng cáo mạng hiển thị (GDN) cũng cho phép người làm quảng cáo nhắm mục tiêu theo từ khoá mà người dùng tìm kiếm hoặc có xu hướng tìm kiếm trong quá khứ có liên quan đến sản phẩm mà họ đang muốn quảng bá.

Quảng cáo ứng dụng (App) nhằm mục đích khuyến khích người dùng tải và cài đặt ứng dụng của bạn, hoặc khuyến khích người dùng sử dụng ứng dụng của bạn tiếp tục sau khi cài đặt bằng cách cho phép quảng cáo của bạn hiển thị bên trong các ứng dụng app có cho phép hiển thị quảng cáo khi người dùng sử dụng. Tuy nhiên, chuyên mục này cũng đang ở quá trình nghiên cứu BETA của Google Awords nên bạn sẽ không có nhiều tuỳ chọn để nhắm mục tiêu của mình chính xác và cụ thể hơn 2 kênh còn lại.

Vậy làm sao bạn có thể chọn loại kênh nào là phù hợp với sản phẩm mà mình muốn quảng cáo. Để trả lời câu hỏi này, ta phải quay lại cách hiểu quảng cáo là gì? Nhiều nhà quảng cáo và doanh nghiệp mà tôi đã gặp vẫn nêu mục đích của họ là quảng cáo sản phẩm mà họ đang có hoặc đang muốn bán. Nhưng điều đó thực sự sẽ không đưa bạn đi xa được bởi bạn đang bán cái mà bạn có, và theo quan điểm cá nhân của tôi, thì quảng cáo thực sự chính là "QUẢNG CÁO CÁI MÀ NGƯỜI DÙNG CẦN VÀ GỢI MỞ NHU CẦU TIỀM NĂNG CỦA HỌ". 

Trong quá trình làm quảng cáo, ta nên quan sát theo cả 2 hướng là từ phía người dùng và cả người bán. Nếu chỉ tập trung theo hướng người bán "tôi cố bán sản phẩm tốt nhất mà tôi có" thì bạn sẽ chỉ thành công ở một mức độ nhất định là bạn có thể bán được sản phẩm của mình. Nếu chỉ tập trung theo hướng người mua, để trả lời câu hỏi họ cần gì? Nếu trường hợp doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp thương mại thì điều đó không quá khó khăn bởi bạn có thể tìm kiếm ra mặt hàng phù hợp để tiếp tục kinh doanh. Song nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất thì bạn không thể thực hiện điều đó một cách dễ dàng được. Bởi lẽ đó, việc làm quảng cáo nói riêng hay truyền thông nói chung buộc nhà làm quảng cáo phải có sự nghiên cứu kĩ lượng về sản phẩm mà mình sắp phải quảng bá và đối tượng khách hàng có nhu cầu về sản phẩm đó hoặc chí ít là khách hàng tiềm năng có thể có nhu cầu về sản phẩm đó trong tương lai gần.

Có thể hiểu một cách đơn giản, bạn lựa chọn quảng cáo Google Adwords khi bạn muốn quảng cáo theo hướng "ĐƯA ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG CÁI MÀ HỌ ĐANG TÌM KIẾM" và bạn lựa chọn quảng cáo Facebook khi bạn muốn "KHƠI GỢI NHU CẦU TIỀM NĂNG BÊN TRONG NGƯỜI TIÊU DÙNG MÀ HỌ CHƯA NHẬN THỨC ĐƯỢC".

Riêng bên trong Google Adwords thì quảng cáo trên mạng tìm kiếm (SEM) hoạt động theo đúng phương thức phân phối quảng cáo của bạn đến đúng từ khoá về sản phẩm, dịch vụ mà người dùng đang tìm kiếm. Còn Google mạng hiển thị (GDN) thì lại vừa có so khớp về từ khoá lẫn sở thích, thị hiếu, nhân khẩu học của người dùng.
facebook ads thinhkakashi
Còn Facebook Ads chỉ cho phép bạn hiển thị quảng cáo đến người dùng thông qua phương pháp nhắm mục tiêu (người làm quảng cáo gọi là "cách target") theo nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, ngành học, sở thích, tình trạng hôn nhân, sự kiện lớn trong đời, và một số biến thể nâng cao khác...) mà thôi. Chính vì vậy, theo một cách hiểu nào đó, ta có thể thấy quảng cáo trên Facebook ít trực tiếp và cụ thể hơn so với quảng cáo trên Google.

Vậy là bạn đã có thể hiểu khái quát khi nào nên sử dụng Google Adwords và khi nào nên sử dụng Facebook Ads để quảng cáo sản phẩm của mình rồi đấy. Ở các bài viết sau, tôi sẽ hướng dẫn các bạn tiến hành thiết lập tài khoản để quảng cáo Google và Facebook.

thinhkakashi.


Subscribe your email address now to get the latest articles from us

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015. THINHKAKASHI.
Design by Herdiansyah Hamzah. Published by Themes Paper. Powered by Blogger.
Creative Commons License